CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG TOÀN VIỆT với đội ngũ kỹ sư môi trường nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản, giới thiệu Thuyết minh Công nghệ xử lý nước thải thủy sản với nhiều ưu điểm nổi bật.
Nguồn ô nhiễm nước thải bao gồm:
- Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quá trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng. Trong các nguồn ô nhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản.
- Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại đầu vỏ tôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng mực và cá,….
- Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng nước thải, chủ yếu từ các công đoạn: rửa trong xử lý nguyên liệu, chế biến, hoàn tất sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị, và nước thải sinh hoạt.Từ những nguồn ô nhiễm trên nếu nước thải được xả trực tiếp ra môi trường thì hậu quả mà con người phải hứng chịu vô cùng to lớn, nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hướng xấu tới cảnh quan và chất lượng nguồn nước sử dụng. Làm suy thoái môi trường trong tương lại một cách nặng nề.
1. ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI
Thành phần và tính chất nước thải như sau:
Bảng 1. Đặc tính nước thải đầu vào
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị thiết kế |
1 | pH | - | 3.0-9.0 |
2 | BOD5 (20độ C) | mg/l | 3,780 |
3 | COD | mg/l | 5,230 |
4 | Chất rắn lơ lửng | mg/l | 800 |
5 | Tổng dầu mỡ | mg/l | 66 |
6 | Tổng Nitơ | mg/l | 736 |
7 | Tổng Photpho | mg/l | 135 |
8 | Tổng Colifrom | VK/100ml | 4.3x106 |
2. ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SAU XỬ LÝ
Nước sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột B, cột B. Các thông số điển hình được thể hiện như sau:
Bảng 2: Đặc tính nước thải sau xử lý
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị giới hạn |
1 | pH | - | 5,5-9,0 |
2 | BOD5 (20 độ C) | mg/l | 50 |
3 | COD | mg/l | 150 |
4 | Chất rắn lơ lửng | mg/l | 100 |
5 | Tổng dầu mỡ | mg/l | 20 |
6 | Tổng Nitơ | mg/l | 60 |
7 | Tổng Photpho | mg/l | 20 |
8 | Tổng Colifrom | VK/100ml | 5000 |
3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
4. THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
4.1 Bể tiếp nhận
Nước thải phát từ nhà máy trước khi chảy vào bể tiếp nhận được đưa vào cụm thiết bị thu hồi bã với mục đích tận thu nguồn phế phẩm đồng thời giảm một phần cặn kích thước lớn trong nước thải, sau đó tự chảy về hệ thống mương dẫn dẫn nước thải về bể tiếp nhận. Tại bể tiếp nhận lắp đặt song chắn rác thô SC01, các thành phần rác có kích thước lớn hơn 10mm được giữ lại và được tập trung lại đưa đến thùng chứa rác của nhà máy.
Sau khi nước thải được tập trung tại bể tiếp nhận, nước thải được bơm lên thiết bị tách rác tinh kiểu trống quay TR. Tại đây nước thải được loại bỏ các thành phần cặn bã có kích thước lớn hơn 2mm, các cặn bã này được tập trung lại đưa đến thùng chứa rác của nhà máy. Nước thải sau đó tự chảy xuống bể điều hoà.
4.2 Bể điều hòa
Nước thải tại bể điều hoà được ổn định về lưu lượng và nồng độ ô nhiễm ban đầu. Tại đây máy thổi khí cung cấp khí vào hệ thống phân phối khí thô để xáo trộn nước thải trong bể, chống sa lắng cặn đồng thời đảm bảo chất ô nhiễm hữu cơ không phân hủy yếm khí gây mùi. Sau đó, nước thải được bơm nước thải lên cụm tuyển nổi siêu nông DAF.
4.3 Cụm tuyển nổi siêu nông (DAF)
Từ bể điều hòa, nước thải được bơm WP04/05 (hoạt động luân phiên theo thời gian) bơm lên cụm tuyển nổi siêu nông DAF lần lược theo từng công đoạn xử lý như sau:
- Công đoạn 01: Nước thải qua thiết bị trộn tĩnh, thiết bị này có chức năng cân bằng pH và keo tụ hoạt động theo trình tự như sau: bơm định lượng châm hóa chất NaOH để nồng độ pH phù hợp vào và bơm định lượng châm hóa chất PAC vào để keo tụ. Nước thải sau keo tụ tiếp tục chảy vào bồn tạo bông siêu tốc.
- Công đoạn 02: Nước thải qua bồn phản ứng siêu tốc, Tại đây nước thải được bơm định lượng châm hóa chất Polymer Anion vào để quá trình tạo bông diễn ra, đồng thời thiết bị khuấy liên tục khuấy trộn để giúp cho quá trình tạo bông diễn ra nhanh hơn. Các bông cặn nước thải sau khi được hình thành sẽ tự chảy sang thiết bị tuyển nổi DAF.
- Công đoạn 03: Từ bồn siêu tạo bông, nước thải được bơm bơm nước thải vào bồn tạo vi bọt và theo chế độ tự chảy qua bể tuyển nổi siêu nông, các bông cặn được kết dính tạo thành cát hạt cặn có kích thước lớn sẽ lắng xuống đáy bể, các bọt khí mịn lôi cuốn và kết dính các dầu mỡ nổi lên bề mặt. Váng trên bề mặt được thiết bị gạt bọt bề mặt gạt vào ống đứng trung tâm cùng với cặn lắng đáy bể được đưa trực tiếp đến máy ép bùn để ép, theo phương pháp bọt bã tuyển nổi sẽ được ép liên lục tránh tình trạng mùi hôi thối chứa lâu ngày trong bể chứa bùn phát tán ra môi trường xung quanh.
Cụm tuyển nổi siêu nông có chức năng loại bỏ tốt các cặn lơ lửng có kích thước rất nhỏ trong nước thải mà phương pháp lắng trọng lực thông thường không thể loại bỏ được. Đồng thời phương pháp tuyển nổi này giúp giảm độ màu, dầu mỡ, COD, BOD, N, P... trong nước thải.
Nước thải sau xử ở công đoạn tuyển nổi, chảy tràn tự nhiên về bể Anoxic.
4.4 Bể sinh học thiếu khí - Anoxic
Trong giai đoạn xử lý này, nước thải được đưa vào bể sinh học thiếu khí với chức năng chính là khử sơ bộ Nitơ và Phospho. Tại đây có máy khuấy chìm khuếch tán không khí với nồng độ nhỏ nhằm môi trường thiếu khí để để vi sinh khử sơ bộ Nitơ và photpho.
Nước thải sau xử lý thiếu khí chảy tràn sang bể MBBR.
4.5 Bể MBBR
Tại bể MBBR, nước thải tiếp tục được khử Nitơ và Phospho bằng vật liệu tiếp xúc giá thể di động Mutag Biochip kết hợp với vi sinh vật hiếu khí và phân hủy chất hữu cơ . Dưới tác động của oxy được cấp từ máy thổi khí và được khuếch tán vào trong nước thải nhờ hệ thống ống phân phối khí dạng bọt mịn sẽ giúp cho vi sinh vật xử lý triệt để Nitơ và Phospho đồng thời giảm một phần nồng độ COD, BOD và chuyển hóa chúng thành CO2, H2O, các sản phẩm vô cơ và các tế bào sinh vật mới.
Nước thải sau khi được xử lý tại bể MBBR tự chảy tràn sang bể Aerotank.
4.6 Bể Aerotank
Tại đây nước thải kết hợp với bùn hoạt tính và một số chủng vi sinh vật đặt hiệu cho quá trình phân hủy hiếu khí. Không khí được đưa vào tăng cường bằng máy thổi khí đảm bảo lượng oxy hòa tan trong nước thải luôn lớn hơn 2mg/l.
Giai đoạn này sẽ diễn ra quá trình phân hủy hiếu khí xử lý nồng độ COD và BOD triệt để, sản phẩm của quá trình này chủ yếu sẽ là khí CO2 và sinh khối vi sinh vật tồn tại dưới dạng bùn hoạt tính khối lượng.
Bể aerotank có bơm nước thải tuần hoàn về bể Anoxic, mới mục tiêu xử lý lần 02 các thành phần ô nhiễm không xử lý hết trong lần xử lý ban đầu. Đây cũng là một cải tiến công công nghệ này giúp xử lý tối ưu chỉ tiêu N và P vẫn bị vượt sau khi xử lý theo cách truyền thống.
Nước thải sau khi xử lý tại bể Aerotank tự chảy tràn sang bể lắng sinh học.
4.7 Bể lắng sinh học
Nước thải sau khi được xử lý tại bể sinh học hiếu khí sẽ tự chảy sang bể lắng sinh học. Tại đây, bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy bể. Dưới tác dụng của thiết bị gạt bùn, bùn được gạt đưa về ngăn thu bùn, tại đây bùn được bơm tuần hoàn về bể MBBR và một phần bùn dư sẽ dẫn xả về bể chứa bùn. Nước thải sau khi lắng, tự chảy tràn vào thiết bị trộn tĩnh.
Tại thiết bị trộn tĩnh nước thải được châm hóa chất Chlorine bằng bơm định lượng nhằm oxy hóa tế bào vi sinh vật gây bệnh.
Nước thải sau khi xử lý được thải ra nguồn tiếp nhận đạt theo quy chuẩn QCVN 11-MT:2015/BTNMT, loại B.
4.8 Bể chứa bùn
Tại đây, bùn được ổn định và giảm thể tích. Sau thời gian vận hành các thành phần bùn khó phân hủy tích lũy ngày càng nhiều. Sau đó bùn sẽ được bơm bùn bơm về máy ép bùn băng tải để tách bùn. Bùn sau khi ép được nhà máy được các nhà máy phân vi sinh thu mua lại để sản xuất phân compost. Nước sinh ra từ quá trình ép được đưa về lại bể thu gom để xử lý lại.
Theo Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Toàn Việt
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Toàn Việt để được tư vấn dịch vụ môi trường hiệu quả nhất!
Công Ty TNHH Công nghệ Môi Trường Toàn Việt
- Thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải
- Tư vấn giải pháp môi trường
Địa chỉ: 04 Lê Liễu, phường Tân Quý, quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
Website: http://moitruongtoanviet.vn/
Hotline: (+84) 28 62767 340