CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG TOÀN VIỆT với đội ngũ kỹ sư môi trường nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, giới thiệu Thuyết minh Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi với công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất.
Nguồn gốc phát sinh các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi bao gồm:
- Phát sinh chủ yếu từ nước tắm heo, phân, nước tiểu và một phần là thức ăn thừa.
- Nước thải chăn nuôi chứa nhiều vi khuẩn, giun sán, trứng, ấu trùng…
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Ngoài ra nước thải chăn nuôi còn gây mùi hôi, ô nhiễm môi trường nước
- Trung bình mỗi ngày một con heo thải ra khoảng 20 lít nước và 1-2 kg phân.
- Thành phần chủ yếu:
- Hữu cơ chiếm 70-80% bao gồm: Protein, axit amin, cellulose, chất béo, hydrat cacbon
- Vô cơ chiếm 20-30% bao gồm: muối, ure, amoni, clorua, SO42-, đất cát…
- Nước thải chăn nuôi hàm lượng ô nhiễm cao đặc trưng COD khoảng 6.000mg/l và Amoni khoảng 1.200mg/l.
1. ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI
Thành phần và tính chất nước thải như sau:
Bảng 1. Đặc tính nước thải đầu vào
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị thiết kế |
1 | pH | - | 8,2 |
2 | TSS | mg/l | 450 |
3 | COD | mg/l | 3.500 |
4 | BOD5 | mg/l | 4.300 |
5 | Tổng Nitơ | mg/l | 620 |
6 | Tổng Coliform | MPN/100ml | 8.0x10^8 |
2. ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SAU XỬ LÝ
Nước sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN 13-MT:2015/BTNMT, cột B. Các thông số điển hình được thể hiện như sau:
Bảng 2: Đặc tính nước thải sau xử lý
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị giới hạn |
1 | pH | - | 5,5 - 9 |
2 | TSS | mg/l | 150 |
3 | COD | mg/l | 100 |
4 | BOD5 | mg/l | 30 |
5 | Tổng Nitơ | mg/l | 150 |
6 | Tổng Coliform | MPN/100ml | 5.000 |
3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
4. THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
4.1 Hồ Biogas
Toàn bộ nước thải trang trại chăn nuôi heo được thu gom và dẫn về hồ biogas. Trong điều kiện không có oxi các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ biến thành năng lượng hoạt động và khí mê tan. Hỗn hợp khí CH4 (Metan), hidrosunfur (H2S), NOx, CO2….tạo thành khí biogas. Khí biogas được tận dụng để làm nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của trang trại.
Bể Biogas dưới sự tác động của chế phẩm vi sinh tốc độ cao, kết hợp sự tác động của các loại vi sinh vật kỵ khí sẽ lên men nước thải, làm giảm hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thả.
Nước thải sau khi qua hồ biogas sẽ tự chảy tràng sang hồ lắng.
4.2 Hồ lắng Biogas
Bể này có chức năng lắng đọng tự nhiên của nước thải. Nước thải sau lắng được bơm về bể sinh học thiếu khí.
4.3 Bể sinh học thiếu khí - Anoxic
Trong giai đoạn xử lý này, nước thải được đưa vào bể thiếu khí với chức năng chính là xử lý triệt để lượng Nitơ và Phospho trong nước thải. Tại đây, thiết bị khuấy chìm được lắp đặt trong bể nhằm mục đích khuếch tán không khí với nồng độ nhỏ nhằm tạo ra môi trường thiếu khí phù hợp.
Các vi khuẩn dị dưỡng cần nguồn cacbon như là nguồn thức ăn để sinh trưởng và phát triển, vi khuẩn khử nitrat sử dụng nguồn oxy từ các phân tử nitrat cho hoạt động của mình. Quá trình thiếu khí khử nitrat thể hiện qua phương trình sau:
6NO3 + 5CH3OH → 3N2 +5CO2 +7H2O + 6OH-
Nước thải sau xử lý thiếu khí tự chảy tràn sang bể sinh học hiếu khí.
4.4 Bể sinh học hiếu khí
Tại bể sinh học hiếu khí, nước thải kết hợp với bùn hoạt tính và một số chủng vi sinh vật đặt hiệu cho quá trình phân hủy hiếu khí. Không khí được đưa vào tăng cường bằng máy thổi khí đảm bảo lượng oxy hòa tan trong nước thải luôn lớn hơn 02mg/l.
Giai đoạn này sẽ diễn ra quá trình phân hủy hiếu khí xử lý nồng độ COD và BOD triệt để, sản phẩm của quá trình này chủ yếu sẽ là khí CO2 và sinh khối vi sinh vật tồn tại dưới dạng bùn hoạt tính khối lượng.
Các phản ứng chính xảy ra trong bể sinh học hiếu khí – Aerotank như sau:
Quá trình Oxy hóa và phân hủy chất hữu cơ:
Chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + năng lượng
Quá trình tổng hợp tế bào mới:
Chất hữu cơ + O2 + NH3 → C5H7O2N (Tế bào vi sinh vật) + CO2 + H2O + năng lượng
Quá trình phân hủy nội sinh:
C5H7O2N + O2 → CO2 + H2O + NH3 + năng lượng
Nước thải sau khi xử lý tại bể sinh học hiếu khí sẽ tự chảy tràn sang bể lắng sinh học.
4.5 Bể lắng sinh học
Toàn bộ nước thải được dẫn vào ống lắng trung tâm, ống lắng được bố trí ở giữa bể lắng, bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy bể lắng sinh học, phần nước tách bùn được thu gom ở phần máng răng cưa thu nước trong phía trên. Bùn được bơm bùn bơm tuần hoàn liên tục về bể sinh hoc hiếu khí, bể sinh học thiếu khí nhằm duy trì lượng vi sinh vật ổn định và một phần bùn dư sẽ dẫn xả về sân phơi bùn.
Nước thải sau khi qua bể lắng chảy tràn sang bể cân bằng pH.
4.6 Bể cân bằng pH
Nước thải sau khi được xử lý sinh học sẽ được tiếp tục xử lý hóa lý nhằm loại SS và độ màu. Bể cân bằng pH có nhiệm vụ tiếp nhận nước thải từ bể lắng sinh học và tiến hành cân bằng pH. Tại bể cân bằng pH, hóa chất được châm vào để cân bằng pH nước thải theo liều lượng xác định. Mục đích của việc điều chỉnh pH trong nước thải nhằm ổn định pH nước thải, tăng hiệu quả xử lý, tạo môi trường tối ưu để vi sinh hoạt động và phát triển. Để khuấy trộn đều hóa chất cân bằng pH và nước thải, thiết bị khuấy được lắp đặt tại bể để khuấy trộn nước thải với hóa chất.
Nước thải sau khi được khuấy trộn đều sẽ chảy tràn sang bể keo tụ.
4.7 Bể keo tụ
Tại bể keo tụ, hóa chất trợ keo tụ (PAC) được bơm định lượng hóa chất bơm định lượng vào bể keo tụ, để khuấy trộn đều hóa chất keo tụ và nước thải, thiết bị khuấy trộn được lắp đặt tại bể để khuấy trộn nước thải với hóa chất keo tụ.
Nước thải sau khi được khuấy trộn đều sẽ chảy tràn sang bể tạo bông.
4.8 Bể tạo bông
Nước thải sau bể keo tụ chảy tràn sang bể tạo bông, hóa chất tạo bông (Polymer Anion) được bơm định lượng hóa chất bơm định lượng vào bể tạo bông. Để khuấy trộn đều hóa chất tạo bông và nước thải, thiết bị khuấy được lắp đặt tại bể để khuấy trộn nước thải với hóa chất tạo bông. Hóa chất Polymer Anion có nhiệm vụ kết dính những bông cặn nhỏ lơ lững trong nước thải sau qua trình keo tụ lại với nhau để tạo thành những bông bùn có kích thước lớn hơn, có khả năng lắng trọng lực.
Nước thải sau khi được xáo trộn đều sẽ chảy tràn sang bể lắng hóa lý để lắng các bông bùn hóa lý.
4.9 Bể lắng hóa lý
Tại đây, toàn bộ nước thải được dẫn vào ống lắng trung tâm, ống lắng được bố trí ở giữa bể lắng, dưới tác dụng của trọng lực, các bông bùn lắng xuống đáy bể lắng, phần nước tách bùn được thu gom ở phần máng răng cưa thu nước ở phía trên. Phần bùn ở đáy bể lắng định kỳ sẽ xả chảy xuống bể chứa bùn.
Nước thải sau khi qua bể lắng sẽ chảy tràn sang bể khử trùng.
4.10 Bể khử trùng
Nước thải sau khi được xử lý hóa lý sẽ dẫn sang bể khử trùng. Ở đây, hóa chất chlorine sẽ được bơm định lượng bơm vào trong thiết bị để khử các vi khuẩn và mầm bệnh còn sót lại. Chất lượng nước đầu ra đạt Quy chuẩn kỹ thuật nước thải chăn nuôi QCVN 62-MT:2016/BTNMT, cột B.
4.11 Bể chứa bùn
Bùn sinh học và bùn hóa lý sẽ được bơm về bể chứa bùn. Chức năng chính của bể chứa bùn là làm giảm thể tích và khối lượng của bùn. Phần nước tách ra từ bùn được đưa về bể sinh học thiếu khí tái xử lý. Bùn trong bể chứa bùn định kỳ hợp ký đồng với các đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo quy định.
Theo Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Toàn Việt
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Toàn Việt để được tư vấn dịch vụ môi trường hiệu quả nhất!
Công Ty TNHH Công nghệ Môi Trường Toàn Việt
- Thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải
- Tư vấn giải pháp môi trường
Địa chỉ: 04 Lê Liễu, phường Tân Quý, quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
Website: http://moitruongtoanviet.vn/
Hotline: (+84) 28 62767 340