Tại Việt Nam, hầu hết rác thải sinh hoạt đều được chôn lấp tại bãi, nếu áp dụng công nghệ mới có thể thu được các vật phẩm tái chế, làm ra sản phẩm tái tạo thân thiện với môi trường.
Đại diện doanh nghiệp tới từ Hàn Quốc - Công ty Daehan E&C (CEO Lee Gyu-seok) ngày 27/6 cho hay sẽ đem đến “Hội trợ, Triển lãm Quốc tế về Năng lượng và Môi trường Hà Nội (ENTECH HANOI 2023) các thiết bị phân loại và tái chế rác thải tiên tiến hàng đầu thế giới.
Trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu đang trở thành chủ đề nóng trên toàn thế giới, các chuyên gia cho rằng một trong những thủ phạm của sự nóng lên toàn cầu là khí metan được thải ra rất nhiều tại các bãi rác.
Với các giải pháp tiên tiến của mình, Daehan E&C thực hiện đang phân loại rác thải được chộn lấp tại bãi và cung cấp cho các cơ sở sản xuất nhiên liệu rắn.
“Thiết bị của chúng tôi giúp giảm lượng rác chôn lấp xuống còn 1/10 so với trước đây, nhờ đó có thể giảm lượng khí metan phát sinh từ các bãi chôn lấp. Đây là công nghệ ứng phó với khủng hoảng khí hậu nhằm ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu,” người đại diện của Daehan E&C cho biết.
Tại ENTECH HANOI 2023 (diễn ra từ ngày 28-30/6 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.E.C, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), Daehan E&C sẽ ra mắt thiết bị sản xuất nhiên liệu rắn RDF (Refuse Derived Fuel) bằng cách phân loại rác thải sinh hoạt MSW (Municipal Solid Waste) và rác thải chôn lấp LFW (Landfill Waste) tích tụ trong các bãi rác. Tại Việt Nam, hầu hết rác thải sinh hoạt đều được chôn lấp tại bãi, nếu áp dụng công nghệ này có thể thu được các vật phẩm tái chế đồng thời RDF được tạo ra có thể sử dụng làm nhiên liệu tái tạo thân thiện với môi trường, thay thế nhiên liệu hoá thạch như than đá hiện tại.
“Ở Đông Nam Á, rác thực phẩm được vứt cùng với các rác thải khác. Vì khó tái chế nên hầu hết rác thải được chôn lấp mà không qua bất kỳ biện pháp xử lý nào. Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tính khả thi tại Đông Nam Á trong nhiều năm và thành công trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất nhiên liệu rắn bằng cách phân loại rác thải trộn lẫn với tất cả các loại khác, lọc ra những vật phẩm tái chế và tận dụng rác thải có tính dễ cháy,” đại diện nói.
Ông cho biết thêm: “Chúng tôi đã lắp đặt thiết bị tại Indonesia vào tháng 2/2020 để chứng minh khả năng công nghệ và thu hút được hợp đồng đặt hàng nhà máy quy mô lớn trị giá hơn 20 triệu USD vào 2 năm sau.”
Cụ thể, năm 2022, Daehan E&C đã nhận đặt hàng thiết bị sản xuất nhiên liệu rắn RDF xử lý với quy mô lớn nhất 2.000 tấn rác thải một ngày. Rác thải phát sinh trong và xung quanh Thủ đô Jakarta (Indonesia) được thu gom hàng ngày để sản xuất nhiên liệu thân thiện với môi trường thay thế than đá, giúp giảm lượng than sử dụng và giảm đáng kể lượng rác chôn lấp.
Đại diện Daehan E&C cho biết trong thời gian tới đơn vị này không chỉ thúc đẩy sản xuất RDF mà còn trực tiếp sử dụng RDF để đẩy mạnh lĩnh vực năng lượng (hơi nước, điện). Việc sản xuất năng lượng bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo làm nhiên liệu cũng góp phần giảm lượng khí thải carbon nhờ giảm lượng sử dụng than đá, thủ phạm chính gây ra khí thải carbon.
“Chúng tôi đặt mục tiêu xây dựng hệ thống tích hợp năng lượng thân thiện với môi trường thông qua việc sản xuất kết hợp sử dụng các nguồn năng lượng,” ông nói.
Bên cạnh thiết bị nói trên, Daehan E&C còn đem tới ENTECH HANOI 2023 các hạng mục như: Biến rác thải thành tài nguyên; Môi trường khí quyển; Môi trường nước; Các lĩnh vực công; Năng lượng điện, phát điện, năng lượng hạt nhân; Năng lượng tái tạo mới; Công nghệ thân thiện với môi trường. Trong thời gian triển lãm, Daehan E&C sẽ tổ chức các sự kiện lớn như tư vấn xuất khẩu, ngày truyền thông, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tham gia...
Theo báo Vietnam+